Trong thời đại số hóa, e-Learning đang trở thành xu hướng đào tạo phổ biến nhờ tính linh hoạt và hiệu quả. Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung bài giảng chất lượng, hấp dẫn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiều người đã thử sử dụng ChatGPT để hỗ trợ tạo nội dung, nhưng kết quả thường quá chung chung, thiếu trọng tâm hoặc khó áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Bài viết này E-Des sẽ giúp bạn khám phá công thức 5 bước đặt prompt chatgpt tạo nội dung e-learning tối ưu, giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có bài giảng chuyên nghiệp, sinh động và có tính ứng dụng cao!

1. Công thức 5 bước đặt prompt chatgpt tạo nội dung e-learning tối ưu
Bước 1: Đóng vai – Xác định ChatGPT là chuyên gia trong lĩnh vực bạn cần
ChatGPT có thể đóng vai nhiều nhân vật khác nhau, nhưng nếu không xác định trước, AI sẽ trả về nội dung ở mức tổng quát. Để có bài giảng chuyên sâu, bạn cần yêu cầu ChatGPT đóng vai một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như "chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm" hoặc "giảng viên về quản lý dự án".
Ví dụ:
❌ Prompt kém hiệu quả: "Viết bài giảng về kỹ năng giao tiếp."
✅ Prompt tối ưu: "Hãy đóng vai một chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm và viết bài giảng về 'Kỹ năng giao tiếp trong môi trường công sở'."
Bước 2: Cung cấp ngữ cảnh – Mô tả rõ chủ đề bài giảng và đối tượng học viên
AI không thể đoán chính xác bạn muốn gì nếu không có đủ thông tin. Bạn cần mô tả rõ chủ đề bài giảng, đối tượng học viên (nhân viên mới, quản lý cấp trung, sinh viên...) và bối cảnh áp dụng để ChatGPT tạo ra nội dung phù hợp.
Ví dụ:
❌ Prompt kém hiệu quả: "Hãy viết bài giảng về quản lý thời gian."
✅ Prompt tối ưu: "Hãy viết bài giảng e-Learning về 'Quản lý thời gian hiệu quả' dành cho nhân viên văn phòng có lịch làm việc dày đặc, giúp họ tối ưu hóa công việc và giảm stress."
Bước 3: Định dạng mong muốn – Xác định cấu trúc bài giảng
Một bài giảng e-Learning có thể bao gồm nhiều phần như lý thuyết, ví dụ thực tế, case study, bài tập trắc nghiệm... Nếu không hướng dẫn rõ ràng, ChatGPT sẽ tạo nội dung một cách ngẫu nhiên.
Hãy xác định trước cấu trúc bài giảng để AI tạo nội dung đúng với nhu cầu của bạn.
Ví dụ:
❌ Prompt kém hiệu quả: "Viết bài giảng về kỹ năng lãnh đạo."
✅ Prompt tối ưu: "Hãy thiết kế bài giảng e-Learning về 'Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả' với 4 phần: (1) Khái niệm lãnh đạo, (2) Các phong cách lãnh đạo, (3) Tình huống thực tế, (4) Bài tập trắc nghiệm cuối bài."

Bước 4: Kết quả mong muốn – Xác định mục tiêu của bài giảng
Mỗi khóa học đều có mục tiêu riêng. Bạn cần làm rõ bài giảng hướng đến kết quả gì, chẳng hạn như giúp người học hiểu lý thuyết, phát triển kỹ năng hay ứng dụng vào công việc thực tế.
Ví dụ:
❌ Prompt kém hiệu quả: "Viết bài giảng về tư duy phản biện."
✅ Prompt tối ưu: "Hãy viết bài giảng e-Learning về 'Tư duy phản biện' nhằm giúp nhân viên văn phòng cải thiện khả năng phân tích vấn đề, đưa ra quyết định logic và tránh sai lầm trong công việc."
Bước 5: Điều chỉnh phong cách viết – Yêu cầu ChatGPT viết theo phong cách phù hợp
Một bài giảng e-Learning hiệu quả không chỉ cung cấp thông tin mà còn cần dễ hiểu, hấp dẫn. Bạn có thể yêu cầu ChatGPT điều chỉnh phong cách viết theo hướng ngắn gọn, súc tích, sinh động hoặc chuyên sâu tùy vào đối tượng học viên.
Ví dụ:
❌ Prompt kém hiệu quả: "Viết bài giảng về kỹ năng thuyết trình."
✅ Prompt tối ưu: "Viết bài giảng e-Learning về 'Kỹ năng thuyết trình tự tin' theo phong cách sinh động, dễ hiểu, có ví dụ thực tế và tình huống mô phỏng để người học dễ áp dụng vào thực tế."
3. Ví dụ thực tế: So sánh prompt chatgpt tạo nội dung e-learnin tối ưu và không tối ưu
Prompt kém hiệu quả
"Hãy viết một bài giảng eLearning về kỹ năng giao tiếp."
👉 Kết quả: Nội dung trả về chung chung, không có trọng tâm rõ ràng, khó áp dụng cho từng đối tượng học viên cụ thể.
Prompt tối ưu theo công thức 5 bước
"Hãy đóng vai một chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm và thiết kế một bài giảng eLearning về 'Kỹ năng giao tiếp trong môi trường công sở' dành cho nhân viên mới.Bài giảng có 4 phần: (1) Tầm quan trọng của giao tiếp, (2) Các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả, (3) Tình huống thực tế trong công ty, (4) Bài tập thực hành.Viết theo phong cách sinh động, dễ hiểu, có ví dụ thực tế và tình huống mô phỏng. Cuối bài có 3 câu hỏi kiểm tra."
👉 Kết quả: ChatGPT tạo bài giảng chi tiết, có cấu trúc rõ ràng, nội dung sát với thực tế, dễ áp dụng.
2. Mẹo nâng cao khi dùng ChatGPT để tạo bài giảng e-Learning
Sử dụng AI để tạo dàn ý (Outline) trước khi viết chi tiết. Điều này giúp bạn có khung bài giảng rõ ràng và kiểm soát tốt nội dung.
Dùng tiếng Anh sẽ ít tốn Token hơn tiếng Việt. Cơ sở dữ liệu tiếng Anh của AI cũng phong phú hơn, giúp kết quả trả về chất lượng hơn.
Chèn nội dung gốc vào giữa '###' để AI hiểu rõ ngữ cảnh. Ví dụ:
Ví dụ: Hãy đóng vai chuyên gia Content, đọc đoạn văn dưới đây và góp ý cho tôi dựa trên mô hình AIDA ### Đoạn văn gốc của bạn ###
5. Kết luận
Việc đặt prompt chatGPT tạo nội dung E-Learning hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chất lượng bài giảng và nâng cao trải nghiệm học tập cho học viên. Hãy áp dụng công thức 5 bước trên để có ngay những bài giảng chuyên nghiệp, hấp dẫn và dễ hiểu chỉ trong vài phút!
📩 Bạn cần hỗ trợ thiết kế bài giảng e-Learning chuẩn chỉnh? Liên hệ ngay với E-Design để nhận tư vấn giải pháp tối ưu nhất!
🌐 Website: e-design.com.vn
📍 Địa chỉ: 534 Lê Duẩn, P. Tây Lộc, Q. Phú Xuân, TP. Huế
📩 Email: info@edes.vn
Comments